Thiết kế nội thất phòng bếp hợp phong thủy

Thiết kế nội thất phòng bếp đang là nhu cầu của rất nhiều chủ căn hộ cao cấp cũng như bình dân trên khắp cả nước. Chúng tôi sẽ nêu ra những điều cần lưu ý khi thiết kế nội thất phòng bếp, đồng thời giới thiệu một số kiểu thiết kế nội thất phòng bếp phổ biến hiện nay để các bạn tham khảo.

lời khuyên khi thiết kế nội thất phòng nhà bếp

1. Chọn hướng bếp

Điều này rất quan trọng vì vị trí đặt bếp chính là tim của phòng bếp, khi bạn chọn được hướng bếp phù hợp theo phong thủy của mình thì các kiến trúc sư mới bố trí được các khu công năng khác.

2. Chọn lựa các thiết bị trong khu bếp phù hợp

Bạn nên đưa ra các thiết bị mà bạn muốn dùng cho kiến trúc sư (ví dụ tủ lạnh thế nào, bếp từ hay bếp gas, chậu rửa có bàn hay không?…) để họ nắm bắt được các kích thước của thiết bị mà bạn dùng họ sẽ tư vấn ngược lại có phù hợp hay không.

Và cách bố trí đường điện để dùng cho các thiết bị sao cho hợp lý, tránh trường hợp khi thi công  xong mang thiết bị đến lắp không vừa kích thước.

3. Chất liệu thi công

Khu vực bếp là khu vực ẩm của căn hộ vì thế khi chọn chất liệu bạn nên lưu ý phải chọn chất liệu chống ẩm( nếu là gỗ công nghiệp), độ dày gỗ phải đảm bảo, và loại gỗ phải có độ bền cơ học cao( nếu là gỗ tự nhiên) để tránh cong vênh co ngót khi sử dụng.

Dưới đáy tủ bếp cần có chân đế bằng inox để ngăn cách sàn với tủ bếp tạo sự thoáng đãng tránh ẩm thấp.

4. Chất liệu sơn

Yêu cầu loại sơn thật tốt, bền màu như INCHEM, G8… không sử dụng các loại sơn kém chất lượng để tránh bong tróc và xước sát sau khi sử dụng.

5. Mặt đá bếp

Đây là một yếu tố khá quan trọng, bạn nên chọn loại đá có độ cứng cao, độ dày của đá phải đảm bảo từ 1,8cm trở lên tránh được những sự nứt vỡ khi sử dụng và chế biến đồ ăn sau này.

Nên chọn đá tự nhiên vì giá thành rẻ và bề mặt ít bị xước cũng như độ bền cao hơn đá công nghiệp.

6. Bản lề

Bạn nên chọn phụ kiện bản lề, giảm chấn của các hãng thương hiệu lớn như Blum, Hafele, Hettich… tránh dùng các loại bản lề kém chất lượng khiến cảnh tủ bếp bị xô lệch, đóng mở không khít…

Và bản thân bản lề kém chất lượng cũng nhanh hoen rỉ.

7. Màu sắc và phong cách thiết kế

Bạn phải đưa ra cho các kiến trúc sư biết được màu sắc mà bạn yêu thích cũng như bạn muốn thiết kế nội thất phòng bếp nhà mình theo phong cách nào, hiện đại hay cổ điển,tân cổ điển, vintage…

Khi đó các kiến trúc sư sẽ phối hợp giữa màu sắc và phong cách kết hợp với các trang thiết bị của bạn và  bạn sẽ có một concept phòng bếp hợp ý nhất.

8. Cuối cùng là đơn vị thi công

Bạn nên chọn một đơn vị có địa chỉ công ty rõ ràng, có nhà máy hoặc xưởng sản xuất chứ không phải đi thuê lại của nơi khác, nên chọn đơn vị có showroom trưng bày sản phẩm để nhìn tận mắt những sản phẩm họ đã làm.

Khi ký kết hợp đồng cần yêu cầu họ liệt kê đầy đủ nguyên vật liệu là loại gì, độ dày gỗ, loại sơn, và có thêm điều khoản phạt khi vi phạm hợp đồng.

Đối với thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống, liền kề, lô phố…thì ngoài các lưu ý trên còn có một lưu ý đặc biệt quan trọng nữa là phải xử lý mối mọt toàn bộ nhà trước khi lắp đặt tủ bếp.

Và phải kiểm tra chống thấm thật tốt không chỉ các bức tường phòng bếp mà toàn bộ tường ngôi nhà, bởi vì nếu tường bị thấm nước thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đồ nội thất của cả ngôi nhà sau này.

kiểu thiết kế nội thất phòng bếp phổ biến hiện nay

– Kiểu 1: Thiết kế phòng bếp hình chữ L

Kiểu thiết kế này khá phổ biến cho các khu chung cư hiện nay, phòng bếp hình chứ L sẽ tạo nên không gian bếp rộng rãi thuận tiện cho người sử dụng và đảm bảo được yếu tố phong thủy là nước và lửa không ở gần nhau, bếp một phía còn chậu rửa sẽ một phía.

– Kiểu 2: Thiết kế nội thất phòng bếp hình chữ I

Mẫu thiết kế này phù hợp với những căn hộ có diện tích nhỏ, các kiến trúc sư sẽ phải tính toán sắp xếp kích thước các khoang bếp một cách chi tiết nhất sao cho không bỏ sót một khoảng trống thừa nào trong khu bếp nhà bạn. Từng cm sẽ được tận dụng.

– Kiểu 3: Mẫu thiết kế phòng bếp hình chữ U

Nếu khu bếp nhà bạn được bố trí nằm trong một góc hướng ra ngoài thì mẫu thiết kế này chắc chắn sẽ rất phù hợp vì phần góc  chữ U có thể được tận dụng làm một bàn chia thức ăn, một chỗ để trang trí và rất nhiều công dụng khác…

– Kiểu 4: Mẫu thiết kế phòng bếp tích hợp quầy bar

Một quầy bar trong khu bếp sẽ làm cho vẻ đẹp của không gian bếp được tô điểm thêm một màu sắc khác hoàn toàn so với thông thường.

Nếu phòng bếp nhà bạn liền phòng khách thì một quầy bar chắc chắn sẽ làm cho không gian ngôi nhà trở nên thật ấn tượng, mẫu thiết kế này đòi hỏi một không gian khá thoáng và rộng.

– Kiểu 5: Mẫu thiết kế bếp đảo – Island Kichent

Mẫu thiết kế này phù hợp với một không gian bếp thật sự rộng, biệt thự là sự lựa chọn hàng đầu, khi đó một đảo bếp sẽ được bố trí giữa khu bếp tạo sự khác biệt hoàn toàn so với những khu bếp thông thường.

Bạn hãy tưởng tượng mình vừa nấu ăn vừa có thể quan sát và nói chuyện với người bên ngoài một cách trực tiếp chứ không phải quay lưng về phía họ.

Thêm nữa chiếc đảo bếp cũng là nơi bày biện đồ ăn hoặc là nơi bạn có thể đứng nhâm nhi một chút gì đó, nó cũng có thể đóng vai trò như một quầy bar.

Sau bài viết này chắc chắn bạn đã có một kiến thức khá vững chắc để có thể bắt tay vào làm mới một khu bếp của nhà mình, nếu bạn cần tư vấn hãy liên hệ để có được một không gian bếp thật ấm cúng và hoàn hảo.

About The Author

Reply